Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Giá khí đốt tự nhiên toàn cầu đang có đà tăng và tăng rất mạnh trong lịch sử, bởi mối lo ngại leo thang chiến tranh Nga và Ukraine. Kéo theo hệ quả giá gas trong nước đang đạt mức đỉnh 524.500vnđ/bình 12kg (cập nhật 11/02/22) khi đến tay người tiêu dùng. 

Hơn nữa, vấn đề an toàn phòng chống cháy nổ khi sử dụng Gas trong gia đình đang dần trở nên đáng quan ngại. Chính vì thế mà bạn có thể nhận thấy rằng, bếp từ đang dần xuất hiện nhiều hơn trong các hộ gia đình. 

Nếu bạn đang cân nhắc và phân vân khi thay thế bếp gas của nhà gia đình mình bằng bếp từMissing_anchor_new thì hãy cùng Đồ Nhật Nội Địa tìm hiểu về bếp từ và nguyên lý hoạt động của bếp từ, trước khi đưa ra lựa chọn chính xác và phù hợp nhất với gia đình mình nhé!

Bếp từ là gì? Cấu tạo của bếp từ


1. Bếp từ là gì ?

Bếp từMissing_anchor_new hay còn được gọi là bếp từ IH (Induction Heating) là thiết bị đun nấu sử dụng điện năng để hoạt động. Bếp từ gia nhiệt bằng cách sử dụng gia nhiệt cảm ứng trực tiếp của các nồi nấu thay vì dựa vào bức xạ gián tiếp, đối lưu dẫn nhiệt. 

2. Cấu tạo bếp từ

2.1 Tổng quan về thiết kế

Phân loại

Bếp từ được chia làm 2 loại chính là bếp từ dương và bếp từ âm, được thiết kế hình dáng và mẫu mã đa dạng như hình tròn, hình vuông…tùy theo mong muốn và thiết kế gian bếp nhà bạn.

Bếp từ dươngMissing_anchor_new đặt nổi toàn bộ trên kệ bếp có thể di chuyển linh hoạt mọi vị trí. Trái lại bếp từ âmMissing_anchor_new được lắp đặt cố định phần thân xuống dưới so với mặt phẳng của kệ bếp và không di chuyển trong suốt quá trình sử dụng.

Bếp từ âm và bếp từ dương

(Bếp từ âm và bếp từ dương)


Kiểu dáng và Kích thước

Bếp từ có nhiều kích thước kiểu dáng khác nhau dựa trên số vùng nấu mà bạn lựa cho gia đình mình, số vùng nấu phổ biến hiện hành trên bếp từ là từ 1~3. Chủ yếu độ dày sẽ nằm trong khoảng 7cm - 25cm rất dễ lắp đặt.

Chỉ có một lưu ý nhỏ cho bạn khi lựa chọn bếp từ Nhật Bản nội địaMissing_anchor_new, dòng bếp này có thiết kế đặc trưng tích hợp thêm lò nướng ở phía dưới kệ bếp nên cần phải đặc biệt lưu ý về kích thước kệ bếp nhà bạn.

Các loại bếp từ phổ biến

(Các loại bếp từ phổ biến trên thị trường)

2.2 Mặt kính

Bề mặt bếp từ được cấu tạo bằng một lớp kính chịu nhiệt, chống va đập tốt có độ dày từ 4~8mm. Mặt kính đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thân máy và các linh kiện điện tử của thiết bị. 

Hơn nữa với thiết kế mặt bếp kính dạng phẳng nên khi vệ sinh bạn chỉ cần lau nhẹ nhàng nó bằng khăn khô kèm 1 chút dung dịch vệ sinh bếp từ chuyên dụngMissing_anchor_new là công việc vệ sinh bếp đã hoàn tất 1 cách đơn giản và nhanh chóng.


Các loại mặt kính được sử dụng cho bếp từ là: kính Ceramic, kính Schott Ceran, kính EuroKera…đây đều là những chất liệu có khả năng chịu nhiệt, chống xước, chống va đập rất tốt và cũng đảm bảo tính thẩm mỹ cao, góp phần khiến căn bếp của bạn trở nên hiện đại và sang trọng hơn.

Bảng điều khiển của bếp từ thường được thiết kế nằm trên mặt kính của thiết bị. Bảng điều khiển có thể là phím cơ hoặc cảm ứng chạm tùy thuộc vào phân khúc bếp mà bạn chọn lựa.

Mặt kính bếp từ

(Mặt kính của Bếp Từ)

2.3 Mâm từ

Mâm từ (mâm nhiệt) của bếp từ là bộ phận nằm bên dưới mặt kính của bếp từ, thực chất là một cuộn dây bằng kim loại chủ yếu là đồng hoặc nhôm. Các sợi dây kim loại được cuốn thành một hình tròn tạo nên mâm nhiệt. 

Khi có dòng điện chạy qua mâm từ, bếp sẽ tự động nhận kích thước của nồi và chỉ sinh ra nhiệt đủ kích thước của nồi nấu đó nên ngay cả khi bạn vô tình chạm tay vào ngoài vùng nấu cũng không cảm thấy nóng.

Ngoài ra, ở một số mẫu bếp, trên mâm từ còn được gắn sensor (cảm biến nhiệt) giúp bếp từ kiểm soát nhiệt độ nấu được chính xác và hỗ trợ phát hiện những trường hợp quá nhiệt bất thường báo về bộ phận xử lý đưa ra lệnh điều khiển tắt bếp.

Mâm từ của bếp điện từ

(Mâm từ có gắn sensor của bếp từ)

2.4 Hệ thống tản nhiệt

Hệ thống tản nhiệt đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tuổi thọ của bếp từ. Các bộ phận chính của hệ thống tản nhiệt bếp từ: quạt tản nhiệt, thanh tản nhiệt, khe thoát nhiệt ở thân chính. Các chi tiết này phối hợp với nhau tuần hoàn không khí làm mát cho linh kiện bên trong bếp từ, giải phóng nguồn nhiệt lượng lớn khi bếp từ hoạt động.

Nếu hệ thống tản nhiệt không hoạt động, nguồn nhiệt lượng không được giải phóng sẽ dẫn tới tình trạng quá nhiệt gây hư hại bo mạch chính, thậm chí gây cháy nổ mất an toàn cho người sử dụng. 

Trong và sau quá trình sử dụng bếp để đun nấu sẽ có tiếng ồn phát ra đó là do hoạt động của quạt tản nhiệt tạo nên tiếng ồn, âm thanh này sẽ tắt khi bên trong thân máy được làm mát. Quạt làm mát bếp từ sẽ có 2 loại: Đồng trục và Tuabin. 

Trong đó, quạt tuabin có hiệu suất làm mát nhanh, bền bỉ  hơn nên thường được sử dụng cho các loại bếp từ cao cấp. Nên khi lựa chọn bếp từ thì bạn cũng cần nên đặc biệt chú ý đến bộ phận này.

Hệ thống tản nhiệt của bếp từ
(Hệ thống tản nhiệt của bếp từ)

2.5 Bảng mạch điện tử

Trong mỗi loại bếp từ sử dụng nguồn điện nói chung đều cần có một bảng mạch đóng vai trò như trung tâm đầu não xử lý mọi hoạt động của bếp từ. Mạch điện bếp từ sẽ làm nhiệm vụ cung cấp dòng điện có tần số cao cho cuộn cảm bếp từ. Bo mạch điện là bộ phận nhận mệnh lệnh thao tác trực tiếp từ người dùng thông qua bảng điều khiển.

Cấu tạo bo mạch bếp từ

Bảng các bộ phận cơ bản cấu thành nên bảng mạch điện tử

1

Nguồn điện và mạch chỉnh lưu

2

Nguồn chuyển mạch ngắt mở, nguồn xung

3

Sò công suất IGBT

4

Cuộn dây Panel

5

Các cảm biến nhiệt độ

6

Khối vi xử lý MUC

7

Quạt làm mát

8

Cảm biến nhiệt

9

Diode cầu

10

Báo quá dòng

11

System Voltage - System Curren - điện áp và dòng điện của bếp

12

Synchronous Signal - Tín hiệu đồng bộ

13

Buzzer - Chuông

14

Display - Hiển thị

15

Over Curren - Báo quá dòng


Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Nguyên lý hoạt động của bếp từ

( Nguyên lý hoạt động của bếp từ)

Bất kỳ một loại hạt điện tích nào khi chuyển động đều sẽ tạo ra xung quanh nó 1 từ trường mà dòng điện lại là dòng chuyển dịch của các hạt electron mang điện tích âm thế nên khi dòng điện chạy qua cuộn dây nó cũng có nghĩa là các hạt electron trong đó vì vậy trong cuộn dây sẽ sinh ra một từ trường. 

Nếu bạn có thắc mắc “Tại sao người ta lại phải cuốn thật nhiều vòng dây cho mâm nhiệt?’’

Thì câu trả lời ở đây là bởi vì một dây chỉ có thể tạo ra từ trường yếu, tuy nhiên 1000 vòng dây xếp cạnh nhau sẽ tạo ra một từ trường lớn giúp tạo hiệu suất gia nhiệt tốt hơn cho bếp từ.

Từ trường tạo ra do bếp từ có khả năng tương tác trong phạm vi nhỏ cỡ vài cm. Như vậy từ trường sẽ chỉ tương tác với các đồ vật nằm trên mặt kính còn đặt xa hơn thì chẳng có chuyện gì xảy ra cả rất an toàn đối với gia đình có trẻ nhỏ khi sử dụng.

Từ trường có khả năng tương tác với các hạt mang điện tự do trong vật liệu sắt từ và bắt chúng chuyển động theo hướng của từ trường. Điều này có ý nghĩa là để bếp từ có thể tương tác với nồi nấu. Thì đáy nồi sử dụng cho bếp từ bắt buộc phải được làm bằng sắt từ hoặc các vật liệu nhiễm từ khác. 

Đó là lý do khiến bếp từ trở nên ''kén'' nồi. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện các loại bếp từ all metalMissing_anchor_new là loại bếp có khả năng đun được tất cả các nồi kim loại kể cả nồi nhôm nhưng giá thành khá cao.

Bạn đã biết rằng từ tính được sinh ra từ cuộn dây sẽ tương tác với đáy nồi nhưng làm sao để làm nó nóng lên thì đây chính là vấn đề mấu chốt. Muốn tạo ra nhiệt độ cao từ trường sinh ra phải đảo chiều liên tục (Từ trường biến thiên) do từ trường có hướng phụ thuộc vào dòng điện nên khi dòng điện đổi chiều thì từ trường cũng thay đổi.

Nghĩa là muốn tạo ra từ trường biến thiên chúng ta chỉ cần cho dòng điện biến thiên xoay chiều chạy qua cuộn dây khi từ trường thay đổi từ không xuyên qua đáy nồi cũng thay đổi theo.Theo định luật LenzMissing_anchor_newhiệu ứng dòng điện FoucaultMissing_anchor_new bên trong vật liệu sắt từ ở đáy nồi sẽ sinh ra một dòng điện. Dòng điện này sẽ sinh ra và làm nóng nồi.

Cụ thể hơn, thì bạn hãy tưởng tượng giả sử từ trường đang tác động đến electron từ phải sang trái sau đó từ trường đổi chiều thì nó lại chuyện động từ trái sang phải. Trong quá trình chuyển động sẽ xảy ra sự va chạm sinh ra nhiệt năng. 

Sự thay đổi của từ trường diễn ra càng nhanh thì nhiệt năng sinh ra càng lớn. Cho nên để thay đổi nguồn nhiệt của bếp từ người ta sẽ điều chỉnh tần số của dòng điện tăng hoặc giảm.

Tóm lại, nguyên lý hoạt động của bếp từ là dựa trên cuộn dây tạo ra từ trường thay đổi liên tục, từ trường thay đổi liên tục làm electron trong đáy nồi cũng liên tục thay đổi theo, tần số thay đổi hàng nghìn lần mỗi giây từ đó sinh ra một lượng nhiệt lớn gọi là dòng điện Foucault.

Ưu và nhược điểm của bếp từ

1. Ưu điểm của bếp từ

  • Siêu tiết kiệm điện: Bếp từ (bếp điện từ) còn có tỷ lệ chuyển đổi từ nhiệt năng sang nhiệt điện lên đến 90%, có nghĩa là chỉ 10% nhiệt lượng bị thất thoát tỷ lệ này cho hơn rất nhiều so với bếp gas chỉ có khoảng 40%. Nên sẽ rút ngắn tối đa thời gian đun nấu, làm chín thức ăn nhanh, ngon hơn và hạn chế gây lãng phí điện năng.
  • An toàn: Với nguyên lý hoạt động sử dụng đường sức từ để tạo nhiệt lượng nên trong quá trình sử dụng hoàn toàn không thải ra những khí độc hại CO2, không tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh mạnh như bếp gas để có thể gây bỏng.
  • Tính năng ưu việt: Bếp từ có khả năng hỗ trợ điều chỉnh nhiệt chính xác cho các chế độ nấu được dựng sẵn, hẹn giờ nấu tiện ích, tự động tắt khi không có nồi hỗ trợ tối đa cho người sử dụng.
  • Dễ dàng vệ sinh: Mặt bếp từ chất liệu kính dạng phẳng nên rất dễ dàng vệ sinh trong quá trình sử dụng đảm bảo thiết bị luôn sạch sẽ, hài hòa cùng không gian nhà bếp.

2. Nhược điểm của bếp từ

  • Kén nồi: Bếp từ chỉ có thể sử dụng các loại nồi kim loại có đáy nhiễm từ, các chất liệu khác như nhôm, gốm sứ, thủy tinh không thể đun nấu trên bếp từ.
  • Gián đoạn khi mất điện: Nếu mất điện thì bếp từ không thể hoạt động được nên sẽ bị gián đoạn quá trình nấu nướng của bạn khi trường hợp này phát sinh.
  • Giá thành cao: Bếp từ có nhiều mức giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng giành cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng phải chuẩn bị thêm các loại nồi từ để sử dụng.

Trên đây là chia sẻ của Đồ Nhật Nội Địa dành cho bạn, hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về bếp từ và nguyên lý hoạt động của bếp từ và có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn khi mua bếp từ phù hợp nhất cho căn bếp của gia đình mình. 

Bài viết liên quan:

Bếp từ hay bếp gas? Xu hướng và lựa chọnMissing_anchor_new

Sưu tập cho ngôi nhà của bạn

Đồ bếp Nhật Bản
Đồ bếp Nhật Bản

Đồ bếp Nhật Bản

Thiết bị vệ sinh
Thiết bị vệ sinh nội địa Nhật

Thiết bị vệ sinh

Hàng gia dụng Nhật Bản
Hàng Gia Dụng Nhật Bản

Hàng gia dụng Nhật Bản

Hệ thống điện nước
Hệ thống điện nước

Hệ thống điện nước

Phụ kiện
Phụ kiện Nhật Bản

Phụ kiện

Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe

Chăm sóc sức khỏe

Hàng tạp hóa
Hàng tạp hóa

Hàng tạp hóa

Khuyến mại
Khuyến mại

Khuyến mại