5 sai lầm khi xây dựng một ngôi nhà quá vội

5 sai lầm khi xây dựng một ngôi nhà quá vội

Trong số hai triệu ngôi nhà được xây dựng vào năm 2005, các chuyên gia ước tính rằng 17% có ít nhất hai khiếm khuyết đáng kể - từ nền móng bị nứt đến mái nhà bị dột cho đến những hư hỏng cấu trúc nghiêm trọng. Do đó không hề dư thừa nếu bạn đọc kỹ bài viết này của DonhatnoidiaMissing_anchor_new như một tài liệu tham khảo trước khi xây dựng ngôi nhà của riêng mình. Tuy rằng phạm vi bài viết có thể vẫn còn hạn chế nhưng DonhatnoidiaMissing_anchor_new sẽ nỗ lực nhất có thể để đem lại cho quý độc giả những thông tin khúc chiết, có chọn lọc và có giá trị nhất. Mong rằng những chủ nhà thông thái sẽ tránh được càng nhiều những điều có thể xảy ra khi công việc xây dựng diễn ra quá nhanh.

 

1. Mái nhà rò rỉ

 

Donhatnoidia-5 sai lầm khi xây dựng một ngôi nhà quá vội

 

Một trong những vấn đề phổ biến nhất do xây dựng quá nhanh là mái nhà bị dột. Xây dựng một mái nhà an toàn, kín nước là giai đoạn công việc khó khăn trong quá trình xây dựng nhà. Mái bê tông là nơi chịu tác động lớn từ thời tiết nắng, mưa quanh năm dẫn đến tình trạng nứt sàn mái bê tông cốt thép, các vết nứt chạy khắp sân thượng. Hậu quả là sau mỗi lần mưa là bị thấm ở góc tường, đọng nước và nhỏ giọt xuống dưới.

Nguyên nhân:

- Dự án xây dựng được đẩy quá nhanh qua giai đoạn thiết kế, bật đèn xanh cho một thiết kế mái với các góc bắt mắt, nhưng hệ thống thoát nước kém. Hoặc thiết kế không nghiên cứu kỹ để chống thấm hiệu quả, dẫn đến sau khi xây công trình lún không đều.

- Một số nhà thầu đã sơ ý không lắp đặt một lớp nỉ bảo vệ trước khi đóng đinh vào tấm ván lợp. Nếu không có lớp lót nỉ, nước rất dễ thấm qua các đường nối và thấm vào các tầng áp mái, dẫn đến việc rò rỉ và thậm chí là nấm mốc.

- Khi thi công bê tông dùng nhiều loại khác nhau hoặc bê tông được trộn không kỹ càng sẽ gây ra hiện tượng co ngót không đều sẽ gây ra vết nứt. Kết cấu bê tông không đủ độ vững chắc, không chịu được áp lực của yếu tố môi trường lâu ngày sẽ gây ra các vết nứt gãy.

- Trong quá trình xây dựng, đã sử dụng xi măng không đạt chuẩn, hoặc những loại sơn không có tính chống thấm, không đảm bảo chất lượng, sau một thời gian sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng bong tróc.

Giải pháp:

Nếu không tiến hành chống thấm sàn mái bê tông bị nứt một cách triệt để, giải quyết tốt vấn đề đàn hồi cho trần mái, hàng loạt những hệ quả đáng sợ có thể xảy ra bất cứ khi nào.

- Trước tiên dùng keo bơm trực tiếp vào để trám vết nứt. Sau khi xử lý xong, chúng ta mới cần đến vật liệu chống thấm toàn diện. Loại keo chuyên dụng có khả năng đàn hồi cao dưới tác động thời tiết nóng lạnh hiệu quả trong thời gian dài, phổ biến như TX-911 có cấu tạo từ PU và Bitum.

- Sử dụng các loại sơn chống thấm, sơn lên các mặt chỗ mái nhà bị dột cũng là một cách xử lí vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng hiệu quả cho nhà mái bằng, nhà mái bê tông. Dùng hóa chất hoặc sơn chống thấm chỉ được dăm ba năm là phải chống thấm lại vì rạn nứt bê tông trên mái, đặc biệt là hiện tượng gãy mái, rất phổ biến.

- Một cách khác chúng ta có thể làm là chống thấm trần nhà bê tông bằng nhựa đường hoặc flinkote. Đây là các chất liệu có độ đàn hồi và kết dính cao.

- Dùng sika hoặc keo Sikaproof Membrane, là hóa chất dạng lỏng có thể thẩm thấu tốt và khô rất nhanh, chống thấm 100% mái bê tông. Ngoài việc dễ dàng thi công, thì giá thành cũng rất rẻ, đặc biệt nó không có dung môi, không mùi và không bị dính tay. Bên cạnh đó, hiệu quả cao có thể kéo dài hàng chục năm.

- Phương pháp dán màng chống thấm khò nóng dày 3mm cũng là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho chống thấm sàn mái bê tông. Nó được sản xuất từ các hỗn hợp giàu bitum cùng hợp chất polymers APP có chọn lọc. Vì màng gốc bitum có độ đàn hồi, chịu nhiệt tốt, có độ co giãn nên phù hợp với vị trí sàn mái hơn cả. Tuy nhiên khó sử dụng với bề mặt không bằng phẳng, chứa nhiều điểm chồng mí seno, diện tích hạn hẹp.

- Sử dụng màng chống thấm tự dính thường có dạng tấm và được phủ một lớp màng HDPE (Hight Density Poli Etilen) mỏng lên trên bề mặt, sử dụng nhiệt để tạo độ dính, có thể dán trực tiếp, an toàn và nhanh chóng. Là một loại nhựa chịu nhiệt rất tốt trong môi trường những chất lỏng cũng như dung dịch hay phải gặp trên đường dẫn, đất cấp thoát nước. Màng chống thấm khó bị rỉ và không bị tác động dưới các dung dịch như muối, axít và kiềm, kể cả trong nước mưa axít.

- Một chú ý nho nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng đó là: Các cổ ống thoát sàn hay hộp kỹ thuật thì phải chống thấm bằng vữa grout không co ngót, sau đó có thể bơm keo Epoxy quanh miệng ống, trên cùng là màng thì yên tâm tuyệt đối.

 

2. Cửa sổ bị rò rỉ

 

Donhatnoidia-5 sai lầm khi xây dựng một ngôi nhà quá vội

 

Cửa sổ treo kém có thể dẫn đến một loạt các vấn đề: rò rỉ, sương mù, gió lùa và ô cửa sổ bị kẹt. Giống như lợp mái, lắp đặt cửa sổ là công việc nhiều bước đòi hỏi kỹ năng chuyên môn và các lớp vật liệu bịt kín. Cửa sổ bị lỗi được lắp đặt không đúng cách mà không có hệ thống chớp hoặc xốp cách nhiệt để chống gió lùa. Khi hơi ẩm xâm nhập vào nhà, các vật liệu bằng gỗ trở nên bão hòa và phồng lên, tường phồng và nứt, nấm mốc phát triển và gia chủ bốc khói.

Nguyên nhân:

- Cửa sổ của chúng ta được gia công không tốt, tạo các khe hở để nước thâm nhập.

- Hệ nhôm sử dụng cho cửa sổ chưa tối ưu.

- Keo hoặc bơm keo dán cửa kính không tốt.

- Thi công ẩu, không xử lý các vị trí dễ bị rò rỉ, sơn trước khi thi công cửa hoặc trát vữa không tính toán tránh ngay từ đầu.

- Cửa bị lệch do phụ kiện hoặc cửa dùng lâu đã hỏng.

Giải pháp:

- Chọn lựa nhà cung cấp uy tínMissing_anchor_new. Mức giá của họ có thể không cạnh tranh, nhưng cạnh tranh về chất lượng. Bên cạnh đó cần giám sát kĩ lúc xây nhà, có thể yêu cầu thời gian bảo hành dài.

- Nên sử dụng hệ chống thấm, cách âm và cách nhiệt tốt. Có thể tham khảo các thương hiệu như Huyndai, Xingfa, hoặc hàng cao cấp như Technal, Schuco và Roto-i. Dùng các loại keo có thương hiệu như keo Downcorning hoặc Apollo, chúng ta nên mua chính hãng vì hàng giả nhiều.

- Để lắp đặt đúng cách một cửa sổ chịu được thời tiết, các mặt và đỉnh của cửa sổ phải được bịt kín bằng vật liệu cao su. Hai bên được dán trước, và sau đó dải đầu được dán để bảo vệ thêm khỏi những giọt nhỏ giọt từ trên xuống, phần đáy không được bịt kín. Bằng cách để phần dưới cùng của khung cửa sổ tương đối "thoáng", bất kỳ nước nào đọng lại ở khu vực đó đều có thể thoát ra ngoài một cách đơn giản.

- Lưu ý sơn tường thì để thi công nhôm kính xong đã rồi sơn, để tránh bị thấm dò về sau. Nếu lỡ sơn trước khi làm cửa thì cần đánh kĩ bằng giấy nhám để cạo sạch lớp sơn, tạo lớp bám chắc chắn cho keo silicon. Trát vữa quanh cửa sổ bị lệch thì nên sử dụng gờ (hoặc hèm) gối với chân cửa. Có thể dùng vữa, xi măng, nhựa đường, giăng nở, keo bọt hay keo silicon để xử lý thấm nước để bít kín khe hở. Khi tường ngoài dán tấm vật liệu trang trí, khi xử lí có thể quét Lemax AC ở trong khe kết nối vật liệu trang trí hai bên khung cửa.

- Khi khe hở cửa sổ, cửa đi, vách kính quá lớn do lệch nghiêm trọng, vữa xi măng chèn đã nứt; làm sạch vữa ở chỗ nứt cửa sổ, bịt phẳng bằng xi măng có thêm bột chống thấm, quét silic hữu cơ lên trên bề mặt.

- Nên dùng cửa nhôm kính mở hất có kết cấu đóng mở 45 độ. Khi trời mưa nước sẽ chảy dọc xuống theo độ cửa mở.

- Khi phụ kiện cửa bị hư hại do sử dụng lâu ngày thì giải pháp duy nhất là thay phụ kiện mới hoặc cửa mới.

 

3. Ngập tầng hầm

 

Donhatnoidia-5 sai lầm khi xây dựng một ngôi nhà quá vội

 

Tầng hầm là giải pháp xây dựng hiệu quả vì nó tạo được chỗ để xe, hệ thống kỹ thuật, cách ẩm cho tầng trên và tăng diện tích sử dụng. Nếu nước tích tụ xung quanh tường móng, áp lực thủy tĩnh cuối cùng sẽ ép hơi ẩm thông qua các vết nứt và khe nứt không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với thiết kế và vật liệu phù hợp, một nhà thầu chất lượng có thể giữ nước hoàn toàn khỏi tường móng.

Nguyên nhân:

- Do thời tiết mưa lũ quá lớn và hệ thống thoát nước của tầng hầm không hoạt động kịp để thoát được lượng nước lớn.

- Hệ thống thoát nước từ mái nhà, ban công… không hoạt động, có sự cố hay nằm sai vị trí sẽ có thể dẫn nước đến làm ảnh hưởng tầng hầm và các khu vực khác.

- Máy bơm các bể nước đặt ở tầng hầm bị rò rỉ hoặc các vị trí thoát nước bị tắc nghẽn, có vấn đề. Ngoài ra các thiết bị gia dụng như tủ lạnhMissing_anchor_new, máy giặtMissing_anchor_new, máy rửa chénMissing_anchor_new… có thể bị rò rỉ nước.

- Bề mặt công trình bị dốc tạo điều kiện để nước chảy thẳng trực tiếp xuống dưới, cộng thêm lượng nước cao do mưa bão sẽ gây áp lực lớn đến bề mặt tầng hầm, dẫn đến nguy cơ tầng hầm bị rạn nứt và thấm dột.

- Lỗi kỹ thuật khi thiết kế, dẫn đến việc nước tràn vào tầng hầm bằng hai đường từ ngoài tràn vào theo dốc hầm hoặc đường nước không sử dụng van một chiều làm nước từ cống trào lên tầng hầm.

Giải pháp:

- Tính toán để bố trí sử dụng hệ thống máy bơm công suất cao ở trên cao của tầng hầm. Hệ thống này sẽ hoạt động hỗ trợ tốt khi hệ thống thoát nước phía dưới hoạt động không kịp lúc ngập nước.

- Với lỗi kỹ thuật khi thiết kế tầng hầm, xây dựng đường thoát nước có van 1 chiều và có hố thu nước để dẫn ra cống nước bên ngoài. Trên đầu và cuối dốc vào tầng hầm bố trí các rãnh thu nước để hạn chế tràn vào khi mưa.

- Bản vẽ phải được tính toán kết cấu chuẩn và kỹ sư thi công dày kinh nghiệm. Đảm bảo 4 điều kiện bắt buộc khi xây tầng hầm: đường >6m, ram dốc cách đường >3m, nhà không quá nhỏ và ngắn, khu vực không bị ngập nước.

- Bên dưới bề mặt, tường móng cần được đệm bằng một lớp đắp dày thoát nước tự do, thường là lớp sỏi lỏng lẻo, đảm bảo rằng tất cả nước ngầm chảy trực tiếp xuống hệ thống thoát nước ngầm hoặc máy bơm hút bể phốt.

- Nếu chất lỏng chảy vào tầng hầm thông qua vết nứt hoặc khoảng trống xung quanh các đường ống nước, bạn có thể chặn các lỗ bằng xi măng thủy lực hoặc Polyurethane.

 

4. Nền móng bị nứt

 

Donhatnoidia-5 sai lầm khi xây dựng một ngôi nhà quá vội

 

Nền móng bị nứt là một vấn đề phổ biến khác liên quan đến việc xây dựng quá nhanh. Đôi khi các nhà xây dựng không dành thời gian để chạy thử nghiệm đất. Phần nền móng là bộ phận nhận tải trọng từ toàn bộ phía trên công trình và phân tán xuống nền đất phía dưới. Do đó, đây cũng là bộ phận rất quan trọng của một ngôi nhà. Vì phần móng nhà nằm bên dưới nên thường khó phát hiện vết nứt. Dấu hiệu chỉ xuất hiện khi nó kéo theo nứt tường, thấm sàn, nền gạch đùn lên… thậm chí cả công trình có thể nhìn rõ là bị nghiêng.

Nguyên nhân:

- Do tính toán tải trọng của công trình ở khâu thiết kế bị sai làm móng không đủ chịu lực. Các phần mềm tính toán không trả phí có độ chính xác không cao. Hoặc kiến trúc sư và kỹ sư kết cấu ỷ lại, chỉ dùng phần mềm chạy nội lực rồi xuất ra bản vẽ thiết kế mà không kiểm tra lại tải trọng công trình.

- Phương án thi công chưa hợp lý. Trong quá trình thi công, thực hiện các công việc như ép cọc, lắp cốt thép, đổ bê tông không đạt kỹ thuật. Hoặc vật liệu xây dựng không đạt chuẩn chất lượng.

- Tải trọng của ngôi nhà tăng cao hơn so với hệ số cho phép khi chủ nhà thay đổi công năng sử dụng, nâng thêm tầng, chuyển từ nhà ở sang cho thuê, hoặc tăng thêm vật dụng trọng lượng lớn trong nhà gây lún và nứt móng nhà.

- Công trình xây dựng quá lâu năm khiến vật liệu tự phá hủy khả năng liên kết, kết cấu bê tông cốt thép kém chịu tải gây nên nứt móng nhà.

Giải pháp:

- Lựa chọn các đơn vị xây dựng uy tín là bước đi vững chắc cho chất lượng công trình trong tương lai. Chúng ta cũng cần tham gia vào quá trình thiết kế và thi công hoặc có đơn vị giám sát để đảm bảo giảm thiểu tối đa sai sót trong xây dựng.

- Tham khảo và chọn lựa vật liệu xây dựng tốt nhất, chất lượng đạt chuẩn để bảo đảm kết cấu ổn định cho công trình.

- Yêu cầu kỹ sư thiết kế nắm rõ nhu cầu xây dựng nhà của gia chủ, địa chất khu vực, điều kiện thi công, kinh tế, độ rộng đường vào nhà… để đưa ra phương án thi công phù hợp.

- Trong quá trình sử dụng ngôi nhà, cần bảo quản và sử dụng tốt, đúng với tiêu chuẩn khi xây dựng, nếu thay đổi công năng cần tham khảo chuyên gia trước.

 

5. Sự bùng phát của nấm mốc

 

Donhatnoidia-5 sai lầm khi xây dựng một ngôi nhà quá vội

 

Bào tử nấm mốc được mang theo nhờ gió và sinh sản trong môi trường ẩm ướt. Ngay cả trong những ngôi nhà mới, nấm mốc sẽ phát triển nhanh chóng ở bất cứ nơi nào hơi ẩm xâm nhập và xâm nhập vào những khu vực kín. Một số chủng nấm mốc - cụ thể là stachybotrys chartarum (hay còn gọi là "mốc đen") và họ nấm mốc aspergillis - tạo ra độc tố nấm mốc có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu ăn phải. Nhưng ngay cả dị ứng với các loại nấm mốc phổ biến hơn cũng có thể dẫn đến các triệu chứng giống như sốt, đau đầu, chóng mặt và phát ban trên da. Các vết mốc trên sàn gây trơn trượt, trong khi các vết trên tường còn làm mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân:

- Ngôi nhà của bạn được chống thấm, chống ẩm không phù hợp, nhất là ở các tầng thấp gây ra khả năng mốc tường nhà. Nếu đường ống không được cách nhiệt đúng cách, chúng có thể tạo ra hơi nước ngưng tụ giữa các bức tường. Nếu một tầng áp mái không có đủ hệ thống thông gió, thì ngay cả chỗ rò rỉ nhỏ nhất cũng có thể tạo ra một rừng nấm mốc. Nếu các ống dẫn nhiệt và điều hòa không khí không được bịt kín đúng cách, chúng có thể mang bào tử nấm mốc đi khắp nhà.

- Khi xây nhà, các vật liệu như cát, vôi, vữa đều được trộn với nước khiến độ ẩm tăng lên. Dù là chất kết dính nhưng lại khiến cho mạch tường ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Đặc biệt các vùng ven biển sử dụng cát ở biển nhiều muối nên dễ có nấm mốc gây bung vỡ các mảng sơn tường.

- Đôi khi nhà xây dựng sử dụng ván ép ẩm thay vì các loại gỗ cứng, bịt kín nó sau vách thạch cao trước khi nó khô gây ra nấm mốc. 

- Độ ẩm cao của thời tiết khi quá 55% là môi trường lý tưởng cho các loại nấm, mốc và vi khuẩn sản sinh. 

Giải pháp:

- Hãy xử lí thấm từ bước đầu của quá trình xây nhà bằng rất nhiều loại phụ gia chống thấm được bán trên thị trường. Ngoài ra, dùng lớp sơn lót đầu tiên như lớp bảo vệ ngừa nấm mốc.

- Để xử lý nấm mốc, bạn có thể sử dụng hóa chất có hiệu quả cao nhất là sodium bicarbonate. Với các vết ố, bạn cần sử dụng nước tẩy để tẩy trắng. Khi sử dụng hóa chất, hãy chú ý đến thời gian sử dụng để tránh tiếp xúc ngoài da quá nhiều.

- Giữ nhà thông thoáng. Sử dụng sơn chống thấm, nhất là trong bếp.

 

 

Với tốc độ phát triển của ngành xây dựng, bất động sản cùng nhu cầu nhà ở tăng cao hiện nay thì việc xây dựng nhà ở trở thành sự bùng nổ nhanh chóng không kém. Để theo kịp tốc độ xây dựng điên cuồng đó, nhiều chi tiết đã được cắt bỏ, các chủ đầu tư gây áp lực lên các nhà thầu để xây dựng giá rẻ và nhanh chóng. Ngoài ra, các quản lý xây dựng có thể vì thời gian, dựa vào việc kiểm tra tại chỗ mà bỏ qua các sai sót nghiêm trọng trong thiết kế và xây dựng. Do đó, để đảm bảo ngôi nhà của bạn được xây dựng đúng giá trị nhất, hãy trở thành chủ nhà thông thái. Cũng như xây dựng một ngôi nhà, việc mua sắm trang thiết bị gia dụng dài lâu cho căn nhà bạn cũng là việc quan trọng không kém. Ghé thăm DonhatnoidiaMissing_anchor_new để chọn cho mình những sản phẩm chất lượng và giá cả cạnh tranh bạn nhé.

Sưu tập cho ngôi nhà của bạn

Đồ bếp Nhật Bản
Đồ bếp Nhật Bản

Đồ bếp Nhật Bản

Thiết bị vệ sinh
Thiết bị vệ sinh nội địa Nhật

Thiết bị vệ sinh

Hàng gia dụng Nhật Bản
Hàng Gia Dụng Nhật Bản

Hàng gia dụng Nhật Bản

Hệ thống điện nước
Hệ thống điện nước

Hệ thống điện nước

Phụ kiện
Phụ kiện Nhật Bản

Phụ kiện

Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe

Chăm sóc sức khỏe

Hàng tạp hóa
Hàng tạp hóa

Hàng tạp hóa

Khuyến mại
Khuyến mại

Khuyến mại